Kinh nghiệm sử dụng phanh ô tô
Ngày đăng:18-07-2016 03:20:25Đây là một số kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe ô tô giúp bạn an toàn hơn sau tay lái tránh được những tính huống uy hiểm hay tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Phanh dừng xe nhiều bước:
Kỹ thuật phanh xe ( nhấp phanh) cơ bản này được nhiều tài xế có kinh nghiệm sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần gây dúi người về phía trước, thì kỹ thuật phanh xe nhiều bước sẽ khiến xe dừng từ từ rất êm. Kỹ thuật này sử dụng trong trường hợp phanh dừng xe bình thường, không có tính huống bất ngờ xảy đến.
Cách phanh:
Đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để lợi dụng đà của xe. Đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi.
Phanh khẩn cấp
Phanh khẩn cấp ( Phanh gấp). Với tốc độ di chuyển cao trên các đường cao tốc bất chợt gặp vật cản, nếu đạp phanh đột ngột và đạp mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát.
Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, những vẫn đi thẳng theo chiều vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.
Cách phanh này đòi hỏi phải hết sức bình tĩnh, chú ý xử lý nhả phanh đúng lúc ở lần phanh đầu tiên, nếu phanh chết và đánh lái thì hiện tượng bó cứng phanh và mất lái sẽ xảy ra ngay lập tức, gây uy hiểm và rất có thể bị lật xe.
Phanh khi đường trơn trượt
Mất lái trượt xe rất dễ xảy ra khi đi trên những đoạn đường bị ướt mưa hay bùn lầy. Nên ta cần phanh nhẹ và đạp phanh liên tục nhiều lần để bánh xe có điều kiện bám mặt đường và tránh được việc bị bó cứng phanh.
Việc đạp phanh nhiều lần này tương tự với công nghệ ABS trên xe, càng nhiều lần trong một thời gian ngắn thì độ an toàn càng cao.
Phanh xe khi đổ đèo
Tuyệt đối không được cắt côn khi khi xe đang xuống dốc, vì nó cực kỳ uy hiểm. Cắt côn sẽ làm xe lao theo quán tính với vận tốc tăng dần và chiếc xe rất khó phanh lại trong trường hợp khẩn cấp.
Đi xe ở số thấp để ghìm tốc độ của xe, đồng thời luôn sẵn sàng phanh nhẹ khi cần thiết để kiểm soát vận tốc, giúp giảm hao mòn má phanh.
Chú ý khoảng cách khi lái xe
Công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe là: vận tốc*3/10 (mét). Có nghĩa là nếu xe bạn đi với vận tốc 60 km/h, khoảng cách an toàn sẽ là 60*3/10 = 18 mét. Khoảng cách này có ích khi xe trước phanh đột ngột và xe bạn cũng phanh ngay lập tức sau đó, tất nhiên là sau thời gian giật mình và nhận ra là xe trước phanh gấp, và hai xe sẽ không va chạm vào nhau.
Lưu ý khi lái xe
Một chiếc xe nặng sẽ khó phanh và trôi xa hơn một chiếc xe nhẹ cân. Trong khi đó, một chiếc sedan sẽ bám đường và khó lật hơn một chiếc SUV có trọng tâm cao.
Bài viết liên quan
- THÔNG BÁO NGHĨ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
- Hãng xe SAMCO tiến hành lễ bàn giao lô 12 xe buýt SAMCO CITY I.40
- TPBANK chọn HMT VIỆT NAM là đối tác tin cậy để liên kết hợp tác toàn diện
- Thông báo nghỉ tết dương lịch 2018
- Xe khách liên tỉnh trá hình: Nhiễu loạn thị trường vận tải hành khách
- Khen thưởng ban Đồng Vàng đạt thành tích tốt trong tháng 10-2017
- Hướng dẫn tự tra cứu phương tiện bị phạt nguội
- Hướng dẫn tự tra cứu phương tiện bị phạt nguội
- Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor liên doanh sản xuất xe thương mại
- Chương trình CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG SAMCO Khu vực miền Trung và miền Nam 2017